English Tiếng Việt |

Mục này liệt kê toàn bộ dữ liệu các điểm cảnh báo mất rừng của Terra-i cho khu vực huyện Di Linh ở định dạng *.shp, có thể mở bằng các phần mềm GIS phổ biến như QGIS, ArcGIS. Dữ liệu hiện có từ 01/01/2018 đến nay, cập nhật 12 ngày/lần khi có dữ liệu mới. Mỗi file dữ liệu tương ứng với một lần cập nhật cảnh báo, thông tin thời gian được thể hiện trên tên file bao gồm ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ cập nhật dữ liệu.

2018.01.012018.11.21 terra-i_data.zip

Công cụ này là kết quả dự án hợp tác giữa chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II và Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, văn phòng đại diện khu vực Châu Á tại Hà Nội, Việt Nam.
Mục tiêu chung của dự án là hỗ trợ các nhà quản lý ra quyết định, quy hoạch sử dụng đất và lực lượng kiểm lâm thông qua việc cung cấp dữ liệu gần thời gian thực thể hiện các khu vực đang có biến động lớp phủ rừng ở định dạng và tỷ lệ phù hợp với công việc ở các cấp quản lý khác nhau. Dự án phát triển và triển khai thí điểm hệ thống Terra-i, hệ thống theo dõi diễn biến tài nguyên rừng gần thời gian thực tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
Trang web này (phiên bản thử nghiệm) được thiết kế để cung cấp cảnh báo sớm về các khu vực được phát hiện xảy ra mất lớp phủ rừng tại một số khu vực tại Việt Nam. Dữ liệu trên trang web này là kết quả dự án thí điểm áp dụng thuật toán phát hiện biến động của hệ thống Terra-i sử dụng ảnh vệ tinh độ phân giải cao kết hợp tùy chỉnh phù hợp với điều kiện địa phương tại các khu vực sau:
- Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (dự án thuộc chương trình UN-REDD tại Việt Nam - Giai đoạn II)
- Xã Tam Quang và Tam Đình, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An (dự án Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương trong chương trình giảm phát thải ER-P hợp tác cùng Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững - SRD)
- Huyện Tương Dương, tỉnh Lâm Đồng (dự án CAFÉ REDD)
Một số điều chỉnh nhỏ trong hệ thống Terra-i vẫn sẽ được thực hiện thông qua hiệu chỉnh, định chuẩn các thông số của mô hình dựa trên dữ liệu địa phương và xác nhận tính xác thực và mức độ cảnh báo tại hiện trường.

Terra-i

Terra-i là kết quả hợp tác giữa Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế, Nhóm Phân tích Quyết định và Chính Sách (International Center for Tropical Agriculture CIAT - Decision and Policy Analysis DAPA có trụ sở chính tại Colombia), Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên (The Nature Conservancy TNC), Chương trình Rừng, Cây và Nông Lâm (The Forest, Trees and AgroforestryFTA), Trường Kinh doanh và Kỹ thuật (HEIG-VD) tại Thụy Sỹ, và Đại học Kings College, London (KCL.
Hệ thống Terra-i có thành phần chính là công cụ phát hiện biến động gần thời gian thực lớp phủ bề mặt do hoạt động nhân sinh, cập nhật với tần suất 16 ngày/lần. Hiện tại, Terra-i hoạt động và cung cấp dữ liệu khu vực châu Mỹ Latinh và toàn bộ khu vực nhiệt đới toàn cầu.
Thuật toán phát hiện biến động của Terra-I dựa trên cơ sở thực vật tự nhiên phát triển trong một giai đoạn tuân theo quy luật dự báo được tùy thuộc vào điều kiện lớp phủ và khí hậu trong khoảng thời gian đó. Công nghệ mạng nơ-ron được sử dụng để “huấn luyện” hệ thống tìm hiểu quy luật phát triển và thay đổi bình thường của lớp phủ thực vật tại mỗi khu vực dựa trên mối liên hệ với địa hình và lượng mưa. Từ đó, các khu vực có lớp phủ thực vật thay đổi bất thường ngoài quy luật, vượt qua giới hạn bình thường được dự báo sẽ được đánh dấu là biến động. Toàn bộ quá trình phân tích được vận hành trên nhiều server và được cập nhật với tần suất 16 ngày/lần khi có ảnh vệ tinh mới với độ phân giải 250m.
Do đặc điểm biến động lớp phủ tại Việt Nam thường là biến động có diện tích nhỏ, Terra-i đã và đang được phát triển phiên bản mới, sử dụng ảnh vệ tinh Sentinel-1/2 và Landsat-8 (độ phân giải không gian 10m) nhằm phát hiện các thay đổi nhỏ ở quy mô cấp huyện. Đây là tập trung chính trong phát triển hệ thống Terra-i trong tương lai nhằm phù hợp với điều kiện đặc thù tại địa phương, bao gồm cả việc sử dụng ảnh vệ tinh có độ phân giải không gian cao hơn.

Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II

Chương trình UN-REDD Việt Nam (Chương trình Hợp tác Liên hiệp quốc về giảm phát thải do mất rừng và suy thoái rừng tại các nước đang phát triển) Giai đoạn II nhằm mục tiêu là tăng cường khả năng của Việt Nam nhằm hưởng lợi từ chi trả dựa trên kết quả từ REDD+ và thực hiện thay đổi trong lĩnh vực lâm nghiệp.
Lâm Đồng là một trong sáu tỉnh thí điểm thực hiện chương trình, là tập trung chính của Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II nhằm tạo nền tảng thí điểm REDD+ tại các cấp xã, huyện, tỉnh.

DỰ ÁN CAFÉ REDD

Tổ chức Phát triển Hà Lan SNV là một tổ chức phát triển phi lợi nhuận quốc tế nhằm tạo ra sự khác biệt bền vững đối với cuộc sống của những người sống trong nghèo đói bằng cách giúp họ tăng thu nhập và tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Với sự hiện diện lâu dài tại địa phương tại hơn 25 quốc gia ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, đội ngũ hơn 1.300 chuyên gia của chúng tôi là trụ cột của SNV.
Để hỗ trợ tỉnh Lâm Đồng trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về REDD+ của mình, Tổ chức phát triển SNV Hà Lan (SNV) đã nhận được tài trợ từ Tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI) cho dự án mang tên 'Cà phê nông lâm kết hợp và nâng cao chất lượng rừng cho REDD+ ở Lâm Đồng' (CAFÉ-REDD).
Dự án nhằm mục đích thiết lập và phát triển quan hệ đối tác công-tư-sản xuất (4P) để bảo tồn và phục hồi cảnh quan rừng tại một trong những cảnh quan rừng quan trọng nhất của Lâm Đồng, Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang bao gồm Vườn quốc gia Bi Doup Núi Bà và Vùng đệm ở Huyện Lạc Dương.
Các hoạt động bao gồm:
• Tăng cường năng lực của khu vực công cho quy hoạch sử dụng đất thông minh/bền vững với khí hậu và quản lý hợp tác bảo vệ rừng với cộng đồng,
• Làm việc với các công ty mua cà phê để cải thiện hệ thống giám sát và truy xuất nguồn gốc để ngăn chặn mất rừng trong chuỗi cung ứng; và
• Đầu tư vào nông dân sản xuất nhỏ (chủ yếu là dân tộc thiểu số) để thúc đẩy kỹ thuật sản xuất cà phê bền vững, thông minh với khí hậu để cải thiện chất lượng và giá cà phê, đồng thời thúc đẩy phục hồi cảnh quan thông qua hệ thống nông lâm kết hợp và sinh kế thay thế.
Lâm Đồng là một trong sáu tỉnh thí điểm thực hiện chương trình, là tập trung chính của Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II nhằm tạo nền tảng thí điểm REDD+ tại các cấp xã, huyện, tỉnh.

DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI CẤP CƠ SỞ TRONG VIỆC GIÁM SÁT CÁC CHƯƠNG TRÌNH REDD+ TẠI VIỆT NAM”

Nguồn viện trợ: Liên minh Châu Âu (EU)
Đơn vị thực hiện dự án: Viện quản lý rừng bền vững và Chứng chỉ rừng (SFMI)
Đơn vị đồng thực hiện: Trung tâm Môi trường và Tài nguyên Sinh học (CEBR)
Mục tiêu của dự án:
Tăng cường sự tham gia của các tổ chức xã hội (SOs) với vai trò là một tác nhân thúc đẩy hiệu quả quá trình quản trị và phát triển rừng ở Việt Nam. Xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội (SOs) và các tổ chức cộng đồng (CBOs) trong lĩnh vực lâm nghiệp, giúp họ hợp tác với nhau và với các cơ quan lâm nghiệp tạo nên nền tảng cơ bản để tham gia hiệu quả vào giám sát các chương trình REDD+.
Kết quả của dự án:
• Kết quả 1: Xây dựng năng lực cho các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương về giám sát sự biến động rừng trong các chương trình REDD+ tại Việt Nam có khai thác Terra-i để nâng cao hiệu quả;
• Kết quả 2: Hệ thống độc lập giám sát biến động rừng phục vụ các các chương trình REDD+ của các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương được thiết lập và đưa vào thực tiễn.
• Kết quả 3: Xây dựng nền tảng cho các cuộc trao đổi, đối thoại về các vấn đề quản trị rừng giữa các các tổ chức xã hội, tổ chức cộng đồng và người dân địa phương (LC) với những người làm chính sách và các cơ quan quản lý rừng của chính quyền các cấp.

Dự án iLandscape

Dự án “Quản lý cảnh quan bền vững toàn diện thông qua cách tiếp cận địa bàn phát triển bền vững không gây mất rừng tại Lâm Đồng và Đắk Nông, Việt Nam” (iLandscape) có ngân sách 5 triệu Euro, do Liên minh châu Âu tài trợ thông qua UNDP.
Dự án hướng tới bảo vệ 25.000 ha rừng tự nhiên sẽ được bảo vệ, giảm lượng phát thải tương đương khoảng 3 triệu tấn CO2, đồng thời cải thiện sinh kế cho 35% dân số trong 2 tỉnh, đặc biệt là người dân tộc ít người và phụ nữ; và nâng cao tính bền vững trong sản xuất với mục tiêu các hàng hóa chính tăng 25% giá trị.
Các kết quả của dự án sẽ được nhân rộng và lồng ghép vào các chiến lược, chính sách phát triển của Việt Nam.

Lời cảm ơn

Dự án Terra-i xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cá nhân và tổ chức đã hỗ trợ và tin tưởng việc triển khai thực hiện dự án này. Dự án xin chân thành cảm ơn Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, Cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban Nhân dân huyện Di Linh, chi cục kiểm lâm huyện Di Linh đã hỗ trợ và phản hồi cho dự án. Dự án chân thành cảm ơn Chương trình UN-REDD Việt Nam Giai đoạn II đã hỗ trợ. Dự án gửi lời cảm ơn đến Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (Consultative Group on International Agricultural Research - CGIAR), đặc biệt là Trung tâm Nông nghiệp Nhiệt đới Quốc tế (International Center for Tropical Agriculture - CIAT) đã hỗ trợ xây dựng và duy trì dự án.